Về trang chủ Kinh doanh Thương trường Hiệp định EVFTA: Ngành dệt may trước cơ hội lớn và thách thức không nhỏ

Hiệp định EVFTA: Ngành dệt may trước cơ hội lớn và thách thức không nhỏ

Với quy mô hơn 250 tỷ USD/năm, EU hiện là thị trường nhập khẩu (NK) hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 34% tổng kim ngạch. Thị phần xuất khẩu (XK) của dệt may Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm khoảng 2,7%. Sau khi EVFTA có hiệu lực, dự báo kim ngạch XK dệt may Việt Nam vào EU sẽ tăng khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định. Nhưng để có thể nắm bắt cơ hội lớn này, doanh nghiệp Việt Nam đang đối diện với thách thức không nhỏ.

Cơ hội lớn mở ra
Liên minh Châu Âu gọi tắt là EU với 28 quốc gia thành viên, có quy mô dân số hơn 500 triệu người, GDP đạt 18.292 tỷ USD năm 2019, chiếm 22% GDP toàn cầu. Trong TOP 5 thị trường XK dệt may lớn nhất của Việt Nam thì EU là thị trường có quy mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ, hơn 250 tỷ USD, và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (gọi tắt là CAGR) của tổng cầu trong 5 năm 2015-2019 cao thứ 2 (đạt 3%), chỉ sau thị trường Hàn Quốc.

Ngành dệt may, da giày đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn từ EVFTA.

Trong nhóm các nước đang phát triển XK vào EU, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangladesh là 3 quốc gia có thị phần XK nhiều nhất vào EU, chiếm gần 36% với trị giá 100 tỷ USD. Mặc dù Trung Quốc đang chiếm thị phần lớn nhất, gần 20% trên thị trường EU, nhưng 5 năm CAGR giảm 0,1%, trong khi đó Bangladesh, Pakistan tăng 10%, Việt Nam tăng 9%, đặc biệt đáng chú ý Campuchia tăng 17% (từ 2,8 tỷ USD năm 2013 lên 6,3 tỷ USD năm 2018).

Ngoài trừ Trung Quốc, các quốc gia khác như Bangladesh, Campuchia hay Pakistan đều có lợi thế vượt trội về ưu đãi thuế NK so với Việt Nam. Bangladesh và Campuchia được hưởng chế độ miễn thuế NK theo chương trình EBA (viết tắt của chương trình Everything but Arm-Miễn thuế tất cả các mặt hàng trừ vũ khí), Pakistan cũng được miễn thuế NK theo chương trình GSP+. Việt Nam mặc dù cũng được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan GSP nhưng chỉ là “GSP tiêu chuẩn-Standard GSP” ở mức 9,6%.

Điều này lý giải vì sao thị phần XK của Việt Nam vào EU duy trì quanh mức 2-3%. Mặc dù CAGR 5 năm qua vào EU có tăng gần 9%, tuy nhiên tỷ trọng XK dệt may vào EU trong tổng kim ngạch XK dệt may đi thế giới của Việt Nam trong 5 năm qua giảm từ 17,1% năm 2015 xuống 16,3% năm 2019.

Với EVFTA, 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế NK về 0% sau tối đa 7 năm. Như vậy lợi thế về thuế của các quốc gia cạnh tranh như Bangladesh, Campuchia, Pakistan sẽ không còn trong thời gian tới. Campuchia đang đứng trước thách thức sẽ chính thức bị loại khỏi chương trình ưu đãi thuế quan GSP ngay từ tháng 8/2020 và thuế NK hàng dệt may của Campuchia vào EU sẽ tăng lại 12% do vi phạm một số nguyên tắc theo quy định của EU.

Nhưng thách thức cũng không nhỏ
Ông Vũ Đức Giang -Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, cho biết: EU là thị trường rất khó tính, điều kiện kinh doanh chặt chẽ, đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng. Chỉ cần phát hiện một lô hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đạt chất lượng, ngành hàng đó sẽ bị kiểm tra gắt gao, thậm chí sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường EU vĩnh viễn, ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp.

TS.Rajkishore -Đại học RMIT Việt Nam, cũng đồng quan điểm: Ngành thời trang và dệt may Việt sẽ cần đẩy mạnh chất lượng vải vóc để tuân thủ nguyên tắc xuất xứ trong EVFTA. Đây được xem là rào cản lớn nhất với các nhà sản xuất dệt may, vì một số nhà sản xuất thời trang hiện nhập vải từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan.

Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ngay sau khi Quốc hội phê chuẩn EVFTA. Theo Bộ này, dệt may là mặt hàng được được phép cộng gộp xuất xứ với nguyên liệu từ quốc gia không phải thành viên Hiệp định, cơ chế chứng nhận và xác minh xuất xứ hàng hóa, chia nhỏ hàng hóa ở nước thứ ba ngoài Hiệp định, điều khoản đặc biệt về lãnh thổ… được xem là những điểm mới trong EVFTA.

Cụ thể, ở khoản 7 Điều 9 (về cộng gộp) của Thông tư 11 nêu rõ: Vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi là có xuất xứ Việt Nam khi sử dụng làm nguyên liệu để gia công hoặc sản xuất tại Việt Nam (cho các sản phẩm liệt kê tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) với điều kiện vải nguyên liệu đó trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản.

Cần nhiều giải pháp, cơ chế đồng bộ
Các doanh nghiệp dệt may đều cho rằng cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để thu hút đầu tư (trong nước và FDI) vào sản xuất nguyên phụ liệu. Đặc biệt, phải có cơ chế thúc đẩy sự liên kết giữa sản xuất nguyên phụ liệu với sản xuất sản phẩm, tạo thành chuỗi liên kết khép kín, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Ông Phí Việt Trịnh -Tổng giám đốc Công ty may Hồ Gươm, đúc kết: Để khai thác tối đa những ưu đãi mà EVFTA mang lại, cả cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp phải cùng vào cuộc.

Ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh việc thúc đẩy cơ chế xây dựng các khu công nghiệp dệt may có xử lý nước thải hiện đại để hoàn thành chu trình dệt-nhuộm-may-hoàn tất, đóng góp vào nguồn cung toàn cầu và giảm bớt phụ thuộc nhập khẩu, tận dụng tối đa ưu đãi từ EVFTA hay những hiệp định thương mại khác.

Theo ông Thân Đức Việt -Tổng giám đốc Tổng Công ty may 10, các doanh nghiệp sản xuất chưa minh bạch được vùng nguyên liệu. EVFTA mở ra cho Việt Nam nhiều nút thắt và vấn đề còn lại là do chúng ta. EU sẵn sàng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nhưng vấn đề cốt lõi là phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Hy vọng với tác động của EVFTA, ngành dệt may sẽ nắm bắt được cơ hội, gia tăng giá trị trong mỗi khâu.

Với lĩnh vực da giày, việc đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất cũng còn nhiều hạn chế do nội lực của doanh nghiệp chưa đủ. Ông Nguyễn Văn Khánh -Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội da giày TP.HCM, cho hay: Các doanh nghiệp da giày Việt Nam chưa thể tận dụng nhiều cơ hội từ EVFTA. Hiện có tới 85% doanh nghiệp của ngành thiếu về mặt bằng, vốn, kỹ thuật công nghệ, nguyên phụ liệu. 60% nguyên liệu vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và các thị trường khác.

Nhiều doanh nghiệp đặt kỳ vọng, khi các nhà đầu tư nước ngoài thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng, xu hướng chuyển giao công nghệ, đầu tư chuỗi nguyên phụ liệu sẽ gia tang.
Phm Phù Cát -Theo TCV

Vốn dư thừa, ngân hàng có hạ lãi suất cho vay?

Truyện ngắn: Lạc

Có thể bạn quan tâm