Về trang chủ Kinh doanh Thương trường Những hiệp định và chính sách giữa Việt Nam-Hoa Kỳ

Những hiệp định và chính sách giữa Việt Nam-Hoa Kỳ

Ngày 13/7/2000, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Mỹ Barshefsky ký Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) tại văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ.

Ngày 13/7/2000, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Mỹ Barshefsky ký Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) tại văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ.

Ngày 13/7/2000, Bộ trưởng Bộ Thương mại Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Mỹ Barshefsky ký Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) tại văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Tổng thống Bill Clinton đã công bố Hiệp định này tại buổi lễ ở Vườn Hồng, Nhà Trắng.

Hiệp định Thương mại chính thức có hiệu lực vào ngày 11/12/2001 khi Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Đại diện thương mại Mỹ Zoellick trao đổi thư phê chuẩn hiệp định tại Washington. Theo đó, tất cả hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ sẽ được hưởng mức thuế quan theo Quy chế quan hệ thương mại bình thường (NTR) vô điều kiện, thấp hơn nhiều so với mức thuế trước đó.

Ngày 17/7/2003, Hiệp định Dệt may Việt Nam-Hoa Kỳ đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển và Đại sứ Hoa Kỳ Raymond Burghardt ký kết ở Hà Nội. Cùng năm đó, ngày 4/12, Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết Thỏa thuận Hàng không Song phương.

Ngày 8 và 9/12/2006, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ thông qua quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Ngày 29/12 năm 2006, Tổng thống Bush ký tuyên bố trao PNTR cho Việt Nam. Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Theo TTXVN

G-Chip: Cơ hội cho nhà đầu tư nhỏ tham gia hệ sinh thái Google toàn cầu

Covid-19: Làn sóng lây nhiễm thứ nhất ở Thái Lan đã kết thúc

Có thể bạn quan tâm